Ánh nắng mặt trời chiếu và phản xạ trực tiếp lên bề mặt mái tôn khiến nhiệt độ tăng cao, gây nóng bức, khó chịu. Để hạn chế những tổn hại cho mái tôn nhà ở, nhà xưởng và tạo không gian mát mẻ bên trong, người ta thường thi công sơn chống nóng trên bề mặt mái tôn. Dưới đây là những lưu ý cũng như quy trình sơn chống nóng trên bề mặt mái tôn giúp giảm nhiệt, tăng tuổi thọ mái tôn công trình tốt nhất.
Nội dung chính
Tác dụng của sơn chống nóng trên bề mặt mái tôn
Mái tôn có nhược điểm lớn nhất đó là lượng nhiệt hấp thụ và tỏa ra của mái tôn quá lớn. Điều này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, năng suất làm việc của con người. Ngoài ra, với khí hậu nhiệt đới như nước ta, mái tôn rất dễ bị xuống cấp, bào mòn, oxy hóa làm giảm tuổi thọ mái và tính an toàn cho toàn bộ công trình.
Sản phẩm sơn chống nóng, cách nhiệt có những tính năng và đặc điểm như:
- Khả năng giảm nhiệt độ bề mặt lên đến 30 độ C chỉ với 2 lớp sơn. Giúp làm giảm lượng nhiệt trực tiếp trên bề mặt mái tôn và tạo không khí mát mẻ hơn cho không gian bên trong. Từ đó giúp hạn chế sử dụng các thiết bị điện làm mát khác như quạt, máy điều hòa,… tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Độ bền và độ bám vật liệu cao giúp bảo vệ tốt trước ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao và các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết, môi trường.
- Có khả năng hạn chế sự giãn nở của vật liệu làm mái, nhờ đó tăng độ bền, tăng tuổi thọ mái tôn công trình.
Xem thêm: Sơn chống nóng mái tôn HTS Paint
Các bước thi công sơn chống nóng mái tôn
Về căn bản trong quy trình khi thi công sơn chống nóng trên bề mặt của mái tôn sẽ gồm có các bước dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra, vệ sinh và xử lý bề mặt thi công
- Kiểm tra và đánh giá hiện trạng của bề mặt mái tôn.
- Xử lý các vấn đề thủng, rỉ sét, thấm nước,… nếu có.
- Làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt mái
Bước 3: Thi công lớp sơn lót
- Sử dụng máy phun sơn, xịt sơn lên bề mặt tôn một lớp sơn chống rỉ gốc nước chuyên dụng.
Bước 4: Sơn phủ 2 lớp
- Pha sơn theo công thức, tỉ lệ của nhà sản xuất.
- Sơn phủ khi trời nắng ráo, không mưa.
Bước 5: Chỉnh sửa
- Kiểm tra tình trạng của lớp sơn, xử lý bóng nước
- Kiểm tra và xử lý những phần sơn phủ chưa đều.
Bước 6: Bàn giao và nghiệm thu
- Chỉnh sửa lại các phần và vị trí sơn phủ chưa đều màu.
- Dùng máy để kiểm tra nhiệt độ bề dày.
Tìm hiểu thêm:
- Cách làm mát nhà xưởng
- Thi công sơn chống nóng mái tôn Đà Nẵng
- Kinh nghiệm sử dụng sơn chống nóng mái tôn hiệu quả, tiết kiệm
Lưu ý khi thi công sơn chống nóng trên bề mặt mái tôn cũ và mới
Bề mặt mái mới
Thi công sơn chống nóng, cách nhiệt trên mái tôn mới căn bản khá giống với các bước trên, bao gồm:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt bằng nước, hoặc lau bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Tiến hành thi công sơn lót, có thể sử dụng sơn lót chống rỉ HTS PAINT.
Bước 2: Tiến hành sơn 2 lớp sơn chống nóng lên bề mặt tôn. Pha theo tỉ lệ của NSX.
Bước 3: Kiểm tra độ dày lớp sơn và đảm bảo độ đều màu.
Mái tôn cũ
Đối với loại mái tôn cũ đã qua một thời gian sử dụng, thì cần phải xử lý vệ sinh lớp bề mặt ngoài của mái tôn để khi lớp sơn lên được hoàn hảo, hạn chế lỗi kỹ thuật.
Thường trong các trường hợp này, thợ thi công phải đánh bay hết bụi bẩn, loại bỏ rỉ sét trên bề mặt bằng chất tẩy rửa. Kiểm tra bề mặt xem có phần nào bị: thủng, thấm dột nước,… để hàn vá và thay thế nếu có. Sau đó thi công như mái tôn mới.
Để có một lớp sơn chống nóng được bao phủ tốt nhất, thì phải yêu cầu kỹ thuật thi công, thợ sơn phải thực hiện đúng theo quy trình thi công sơn chống nóng trên bề mặt ngoại thất. Đồng thời đảm bảo pha sơn đúng tỉ lệ của NSX đề xuất để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Liên hệ tư vấn thi công sơn chống nóng mái tôn, sơn cách nhiệt trên toàn quốc:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HẢI NAM
Khu vực Miền Bắc: Tầng 3, Ô 1,2,3 Khu C3, Khu đô thị Gleximco, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 093 646 8389
Khu vực Miền Nam: Số 212 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0989.393.832