Giải pháp chống nóng hiệu quả cho mái tôn vào mùa nóng

Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm, khí hậu đặc biệt khắc nghiệt vào mùa hè. Với những ngôi nhà sử dụng mái tôn thường có nguy cơ hấp thụ nhiệt rất cao, đặc biệt là vào mùa nắng nóng, khí hậu trong nhà tăng lên cao ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Việc thiết yếu cho những gia đình sử dụng mái tôn chính là phải chống nóng cho mái tôn. Ở bài viết này, Hải Nam sẽ chia sẻ đến bạn một số phương án chống nóng hiệu quả cho mái tôn vào mùa nắng nóng này:

1. Trồng cây dây leo lên mái nhà

Chống nóng cho mái tôn theo hướng “công trình xanh” khá được yêu thích ở các nước châu Âu giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ và gần gũi với thiên nhiên. Việc trồng cây dây leo trên mái nhà cũng được nhiều gia đình khu vực nông thôn áp dụng với mong muốn làm mát ngôi nhà, khiến ngôi nhà trở nên xinh xắn, dễ thương.

Tuy nhiên, khi trồng cây dây leo trên mái nhà cần làm sàn cho dây leo để tránh trường hợp nhiệt độ nắng nóng trên mái làm héo và chết cây trồng. Chưa kể, cần thiết kế đường ống thoát nước hợp lý vào mùa mưa để trách lá rụng làm tắc nghẽn đường ống.

Đồng thời, khi trồng cây dây leo trên mái chủ nhà sẽ phải đối mặt với các loại côn trùng, động vật nguy hiểm rắn, muỗi…

2. Sơn chống nóng cho mái nhà

Một trong các biện pháp chống nóng cho mái tôn hiệu quả nhất hiện nay có thể kể đến sơn chống nóng mái tôn.

Hiện nay trên thị trường, các hãng sản xuất sơn đã cho ra mắt rất nhiều loại sơn có tác dụng chống nóng mái tôn, mái nhà với hiệu quả cực cao, giảm từ 10-30 độ C bề mặt mái tôn và từ đó giúp nhiệt độ trong nhà giảm 5-10 độ C. Đồng thời còn giúp giảm ồn, chống thấm, chống gỉ cho mái tôn.

Việc thi công sơn chống nóng cho mái tôn khá đơn giản, chỉ cần làm sạch và khô mái tôn để đảm bảo độ bám dính và mịn đẹp lớp sơn. Tôn lợp nhà thường có sóng nên cần chú ý khi phun sơn để đảm bảo đều màu và độ dày cho cả mái tôn.

Trong đó phải kể đến dòng sơn chống nóng mái tôn HTS Paint đang được thị trường ưa chuộng vì nó là dòng sơn chuyên biệt có hiệu quả chống nắng cao lên đến 12 năm. Giá thi công sơn trung bình từ 25 – 80 nghìn/m2 mái tôn.

3. Phun nước lên mái tôn để chống nóng

Rất nhiều gia đình lựa chọn giải pháp phun nước lên mái tôn để chống nóng trong những ngày hè oi ả, mỗi gia đình có thể lắp từ 1 – 2 bộ, thậm chí là nhiều hơn.

Loại vòi này cũng giống như hệ thống phun nước tự động, vào thời gian nắng nóng cao điểm vòi sẽ tự động phun nước để làm mát mái tôn, giúp ngôi nhà của bạn trở nên mát mẻ hơn.

Tuy nhiên, giải pháp này thì khá tốn kém bởi mỗi bộ phun nước có giá khá đắt, khoảng 4 triệu đồng. Bên cạnh đó các bạn còn phải trả thêm tiền điện và nước. Do đó, giải pháp này chỉ thích hợp với các hộ gia đình có điều kiện khá giả hoặc sử dụng nước giếng khoan.

4. Làm trần nhựa, trần thạch cao

Trần nhựa, trần thạch cao cũng là biện pháp chống nóng cho mái tôn đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi nó vừa có tính thẩm mỹ lại có hiệu quả chống nóng tuyệt vời.

Trần thạch cao có 2 loại là trần nổi và trần chìm, cả hai loại trần này đều được sử dụng rất phổ biến bởi nó có thể tạo được các đường nét trang trí. Tuy nhiên, mức giá thành của loại trần này hơi cao, khoảng 150.000 đồng/m2 trở lên.

So với trần thạch cao thì trần nhựa có giá rẻ hơn. Trần nhựa cũng có hai loại là trần có xốp và không có xốp. Loại có xốp thì đắt hơn nhưng bù lại nó có khả năng cách nhiệt và cách âm khá tốt. Giá của loại trần nhựa có xốp là khoảng 145.000 đồng, tùy vào độ dày của xốp.

5. Dùng lưới che nắng mái tôn

Đây là phương pháp chống nóng mái tôn tạm thời dễ dàng thực hiện và giá thành rẻ nhất, tuy nhiên những tấm lưới che nắng thường không bền, dễ bay, rách, hỏng, làm bẩn mái tôn.

Tuy nhiên hiệu quả chống nóng bằng phương pháp này cũng không cao bằng các phương pháp khác.

6. Lót mút xốp, tấm cách nhiệt chống nóng mái tôn

Đây là phương pháp chống nóng mái tôn tương đối thông dụng và hiệu quả cách nhiệt khá tốt. Tuy nhiên do là phương pháp chống nóng bổ sung nên quy trình thi công khá phức tạp và tốn kém, chất lượng và thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như vật liệu, tay nghề đơn vị thi công, …

Chú ý: khi sử dụng những vật liệu mút xốp cách nhiệt nên quan tâm đến yếu tố an toàn phòng chống cháy, vì mút xốp và các vật liệu cách nhiệt nói chung rất dễ bắt lửa, có thể là tác nhân gây cháy diện rộng nếu xảy ra hỏa hoạn.

Các tấm mút xốp và tấm cách nhiệt bổ sung này cũng thường không bền, dễ rơi, rụng, mục nát nếu thi công và điều kiện bảo quản không tốt, đặc biệt các vật liệu này dễ trở thành nơi sinh sôi cho chuột, gián, …