Bạn đã thử nhiều cách chống ồn chống nóng cho nhà mái tôn nhưng không ăn thua? Mùa mưa bão, tiếng mưa rơi, tiếng va đập mạnh trên mái tôn nhiều tiếng ồn khó chịu. Còn mùa hè thì không khí trong phòng lại nóng và ngột ngạt không khác gì cái “lò”. Vậy thì còn chờ gì nữa, hãy tham khảo ngay phương pháp cách nhiệt cách âm chống ồn hiệu quả dưới đây để có không gian sống và làm việc dễ chịu, hiệu quả.
Nội dung chính
Các loại tôn lợp mái phổ biến hiện nay
Theo thống kê chưa đầy đủ, tại một số thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, hiện có khoảng 70% công trình xây dựng nhà ở và 95% công trình nhà thép tiền chế, nhà máy trong các khu công nghiệp sử dụng các loại tôn lợp mái.
Trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng mái tôn, các doanh nghiệp sản xuất mái tôn đã liên tục cho ra thị trường nhiều mẫu mã mái tôn và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các loại mái tôn phổ biến hiện nay tại thị trường Việt Nam gồm có:
+ Tôn lạnh
+ Tôn mát – tôn cách nhiệt – tôn chống nóng
+ Tôn lợp giả ngói
+ Tôn cán sóng
Mỗi loại tôn kể trên đều có đặc điểm riêng, ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, khả năng tài chính, cũng như điều kiện khác nhau của chủ đầu tư. Khách hàng nên lựa chọn loại tôn lợp mái phù hợp nhất với công trình của mình.
Tại sao mái tôn lại trở thành vật liệu thông dụng với các công trình nhà ở, nhà xưởng, nhà tiền chế?
Sử dụng các loại tôn lợp để lợp mái nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, nhà tiền chế đang trở thành xu hướng ngày càng phát triển bởi loại vật liệu này có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những loại vật liệu lợp mái trước kia: mái kính, mái nhựa, mái bê tông, mái ngói.
Có thể kể đến một số ưu điểm nổi bật của mái tôn đó là:
+ Chi phí rẻ: giá thành tôn so với các loại vật liệu lợp mái khác không quá cao, đồng thời lợp mái tôn có thể giúp tiết kiệm chi phí lắp xà gồ, chi phí xây dựng
+ Mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao: hiện có rất nhiều loại mái tôn khác nhau về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, tùy theo nhu cầu sử dụng, … Có thể được thiết kế tinh xảo giống đến 90% mái ngói thật.
+ Độ bền tương đối cao: nếu được lắp đặt đúng kỹ thuật, độ bền của mái tôn có thể lên đến hơn 10 năm.
+ Trọng lượng nhẹ: mái tôn có trọng lực chỉ bằng 1/10 so với các loại mái ngói, nhờ vậy giảm tác dụng lực lên kết cấu bên dưới
+ Thi công nhanh: cấu tạo đơn giản nên lắp đặt mái tôn cũng không mất nhiều thời gian như các loại mái khác.
Nhược điểm của nhà mái tôn là gì?
Không thể phủ nhận được những lợi ích, tiện ích mà mái tôn mang lại cho các công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, mái tôn cũng có những điểm trừ, đó là:
Dễ bị móp méo: tôn thường mỏng và có cấu tạo mềm nên dễ bị móp méo khi có lực tác động lên như mưa đá, cành cây gãy đổ,..
Tốc mái khi thời tiết xấu: Nước ta thường có nhiều mưa bão, lốc xoáy khiến mái tôn bị tốc, bay mất, gây thiệt hại về kinh tế, thậm chí có trường hợp rơi trúng người gây thương tích hoặc tử vong.
Tiếng ồn: Hiện vấn đề tiếng ồn nhà mái tôn là nhược điểm lớn nhất và gây khó chịu nhất cho người sử dụng. Đặc biệt là vào mùa mưa, những ngày mưa bão lớn, tiếng mưa trút xuống lớp mái tôn rất lớn, ảnh hưởng đến không gian sống và làm việc.
Giải pháp cách nhiệt chống nóng, chống ồn nhà mái tôn:
Nếu mái tôn không được xử lý cách âm cách nhiệt hợp lý sẽ gây ra nhiều sự khó chịu, phiền toái cho người sử dụng. Bởi lẽ mùa hè mái tôn hấp thụ nhiệt xuống không gian bên dưới rất lớn gây cảm giác nóng nực như “trong lò” dù đã dùng đến các thiết bị làm mát, làm lạnh. Còn mùa mưa bão, thì sẽ gây tiếng ồn đến “váng đầu, nhức óc”… Những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như năng suất hiệu quả công việc.
Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 2 giải pháp hiệu quả giúp chống nóng, chống ồn cho mái tôn:
Giải pháp 1: Hệ cách nhiệt chống ồn mái tôn Remak®
Hệ cách nhiệt mái tôn Remak sử dụng bông khoáng dạng cuộn hay bông thủy tinh dạng cuộn. Với hệ cách nhiệt này, hiệu quả cách nhiệt tốt, dễ thi công, chi phí không quá cao, tiết kiệm chi phí. Cấu tạo và các bước thi công bao gồm:
+ Hệ xà gồ thép đỡ mãi
+ Lớp thép inox (hoặc mạ kẽm) đỡ bông
+ Lớp bông thủy tinh tinh có 1 mặt vải tiêu âm
+ Lớp thạch cao chống cháy dày 20mm
+ Hệ gối đỡ mái lợp
+ Bông khoáng cách nhiệt cho mái tôn
+ Lớp mái lợp
Giải pháp 2: Sử dụng Sơn chống nóng, chống ồn mái tôn HTS Paint:
Sơn chống chống ồn HTS Paint là loại sơn được chế tạo trên cơ sở Epoxy hai thành phần giàu kẽm phosphates, có khả năng bảo vệ và chống ăn mòn và chống ồn tuyệt hảo, phù hợp với nhiều bề mặt kim loại:
1. Với lớp màng sơn dày giúp chống thấm cực hiệu quả cho mái tôn, mái nhà của công trình.
2. Chịu mài mòn, vệ sinh dễ dàng, bền với thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam.
3. Tăng độ bền cho mái tôn, giảm âm thanh trên mái tôn khi trời mưa to gió lớn…, ngoài ra còn giúp chống rêu mốc, chống hoen rỉ, chống Oxy hóa cho mái tôn.
4. An toàn khi sử dụng, không độc hại đến sức khỏe con người và môi trường.
5. Độ bền cao, bám dính tốt không bị bong tróc, rỗ. Đặc biệt lớp phủ rất cứng, mài mòn cao nên có thể chống chọi với nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn lựa chọn phương án hiệu quả để bảo vệ mái tôn công trình của bạn.